Xu hướng chọn trường cho con của thế hệ Phụ huynh 7x, 8x, 9x
XU HƯỚNG CHỌN TRƯỜNG CHO CON CỦA PHỤ HUYNH THẾ HỆ 7X, 8X, 9X Gần đây, các bậc phụ huynh thế hệ 7x,8x,9x đã có bước đột phá trong việc ch...
XU HƯỚNG CHỌN TRƯỜNG CHO CON CỦA PHỤ HUYNH THẾ HỆ 7X, 8X, 9X
Gần
đây, các bậc phụ huynh thế hệ 7x,8x,9x đã có bước đột phá trong việc chọn trường
học cho con. Đa số mạnh dạn chọn trường Tư thục như một ưu tiên hàng đầu cho sự
phát triển của con em mình. Sự lựa chọn đó có định hướng cụ thể dựa trên yêu cầu
của cá nhân, gia đình và xã hội. Trước đây, chỉ có những gia đình có điều kiện
kinh tế mới tìm đến trường Tư thục để thoả mãn nhu cầu cơ sở vật chất. Nhưng giờ
đây trường Tư thục chính là nơi đáp ứng các nhu cầu về điều kiện kinh tế, quản
lí thời gian, khối lượng tri thức của thời kì hội nhập. Trước áp lực về cuộc sống,
về mục tiêu giáo dục hướng đến sự hội nhập : “Người trẻ phải được trang bị hành
trang để trở thành công dân toàn cầu”, các bậc phụ huynh thế hệ 7x,8x,9x tìm đến
môi trường Tư thục là điều hợp lí.
Đã
đến lúc giải toả tâm lí “Chuột chạy cùng sào mới vào tư thục”
Đã
đến lúc xã hội phải ghi nhận vai trò đóng góp to lớn của loại trường Tư thục.
Nơi đây, phụ huynh được giải toả những áp lực trong việc đầu tư giáo dục cho
con mình.
1.
Áp lực kinh tế: Việc đầu tư cho con luôn được ưu tiên đặt
lên hàng đầu trong kế hoạch chi tiêu của gia đình. Thử làm một phép tính cộng
cho tất cả các nội dung, hình thức học tập của một học sinh trường công lập,
chúng ta sẽ ngỡ ngàng trước khoản chi không hề nhỏ như dự tính ban đầu. Chúng
ta sẽ phải trả chi phí cho nhiều khoản: Cơ sở vật chất, ngoại khoá, học thêm, học
tăng cường, phí đưa đón, học trái buổi… Những khoản phí phát sinh trong một năm
học sẽ rất lớn. Như vậy, nếu đối chiếu với chi phí cho việc học ở trường Tư thục
thì độ chênh lệch không cao, thậm chí ở một số cấp học, chi phí cho việc học có
thể thấp hơn trường công lập. Ví dụ sau đây là các khoản phí và chế độ khuyến học
của trường THCS -THPT Lạc Hồng:
2.
Áp lực về thời gian: Phụ huynh không tốn thời gian đưa đón con
nhiều lần trong ngày vì trường Tư thục có nhiều chế độ học phù hợp với nhu cầu
của gia đình: hai buổi, Bán trú, Nội trú. Phụ huynh có thể chọn trường mà không
bị “trái tuyến”, khoảng cách từ nhà đến trường có thể ngắn nhất và các trường
Tư thục đều có xe đưa đón học sinh. Việc đưa đón nhiều lần đến các trung tâm học
thêm hoặc học trái buổi không còn là nỗi lo lắng cho các phụ huynh khi các trường
Tư thục đã đảm bảo cho các hoạt động này trong ngày.
3.
Áp lực về tri thức hội nhập: Ngoài những môn học cơ bản
theo chương trình của Bộ giáo dục, trường Tư thục là nơi đủ điều kiện để tăng
cường các môn học đáp ứng mục tiêu hội nhập của thời đại 4.0. Với cơ cấu lớp học
25 – 30 học sinh, các học sinh đều nhận được sự quan tâm nhất định từ thầy cô.
Đây là sỉ số lí tưởng cho hoạt động đàm thoại của môn tiếng Anh mà các trường
công lập mơ ước. Có rất nhiều câu lạc bộ ngoại khoá được tổ chức để rèn kỹ năng
mềm cho học sinh. Chúng ta hãy theo dõi bảng tổng hợp các môn học, cơ sở hình
thành các kĩ năng cho học sinh của trường THCS-THPT Lạc Hồng sau đây, một trường
thuộc phân khúc tầm trung trong hệ thống Tư thục:
Trường
Tư thục không chỉ thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ giáo dục mà còn là nơi gửi gắm
tâm huyết của những nhà đầu tư giáo dục. Mục tiêu giáo dục giới trẻ : Trở thành
công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc, sẽ được thực hiện xuất sắc
ở môi trường Tư thục. Theo đó, Bộ môn lịch sử góp một vai trò quan trọng giúp
các em đạt được mục tiêu này. Và ngay lập tức, trường Tư thục đã chủ động tổ chức
các hoạt động nhằm hướng đến hình thành cho các em giữ gìn bản sắc văn hoá như
một kỹ năng. Các hoạt động lịch sử truyền thống ra đời: Gameshow Em yêu lịch sử,
Hoạt động Giỗ tổ vua Hùng được tổ chức một cách trang trọng, Hôi thi ẩm thực với
những món ăn đậm nét dân gian…
(Hình
ảnh hoạt động Truyền thống của trường THCS-THPT Lạc Hồng ngày giỗ Tổ Hùng Vương)
4.
Áp lực về quản lí thông tin: Với đội ngũ giáo viên hiện
có, trường Tư thục sẽ cung cấp thông tin về tiến độ hoà nhập cộng đồng cũng như
năng lực học tập của học sinh đến các phụ huynh vào mỗi tháng. Các phụ huynh sẽ
yên tâm về tình hình học tập của con em mình ngay khi đang làm việc. Các kế hoạch
luôn được nhà trường chủ động thông báo cho gia đình một cách nhanh nhất. Những
biến động về tâm lí, tình cảm, sức khoẻ của học sinh đều được thông báo kịp thời.
Thực đơn mỗi bữa ăn cũng được cập nhật đầu mỗi tuần. Điều này giúp các phụ
huynh cất đi nỗi lo lắng về con khi không có cha mẹ ở bên cạnh.
Người
thật, việc thật – Chân dung hai học sinh trưởng thành của trường THCS-THPT Lạc
Hồng
Cả
hai em đều trưởng thành qua một chặng đường dài ở ngôi trường này, qua hai cấp
học, từ lớp 6 đến lớp 12. Cả hai em đều đủ điều kiện vào học ở trường công lập
nhưng gia đình đã lựa chọn trường Thcs-Thpt Lạc Hồng để các em tự trưởng thành.
Đây
là những thách thức và cơ hội mà hai em đã tận dụng và vượt qua để tự trưởng
thành trong môi trường Tư thục. Trong một lần trả lời phỏng vấn ban tuyển sinh
của trường, em Nguyễn Minh Quân bộc bạch: Có nhiều cơ hội để em đạt được thành
quả học tập như hiện tại. Điểm khởi đầu của em ở mức trung bình và thụ động
trong mọi hoạt động. Đầu năm lớp 10, em quyết tâm vượt qua chính mình. Em tận dụng
môi trường Tư thục để tự rèn luyện. Cơ hội thứ nhất là việc học tiếng Anh. Việc
đầu tư cho bộ môn tiếng Anh ở trường này rất bài bản và qui mô lớn hơn bất cứ
trường nào kể cả trường công lập. Ngoài số tiết theo qui định của bộ môn, nhà
trường đã hình thành một môn học đi kèm là môn “Từ vựng”.
Gọi
là môn học vì nó có chương trình và qui định đánh giá cho điểm như một môn học.
Bộ môn này có cơ cấu 5 tiết/ Tuần và 25 phút cho mỗi ngày, kiểm tra định kì mỗi
tháng, Em nói: “Con thấy việc học 1000 từ vựng và 400 mẫu câu của trường là rất
tốt. Con cũng đồng tình là học từ vựng quan trọng không kém (có khi hơn) học
các kiến thức ngữ pháp. Con hay dùng các app để học từ vựng kiểu flashcard như
anki. Hoạt động xem extra với nghe đàm thoại đầu giờ (mỗi ngày) rất hiệu quả
cho giao tiếp vì có cơ hội cập nhật kịp thời cho vốn từ thông dụng”. Đây chính
là cơ hội mà em đã tận dụng được để cải thiện năng lực ngôn ngữ Anh của bản
thân. Cơ hội thứ hai mà em nắm bắt được đó là hoạt động đọc sách. Đọc sách là
hoạt động truyền thống của trường. Hoạt động mang tính bắt buộc. Mỗi học sinh
phải đọc một truyện ngắn mỗi tuần, viết báo cáo vào sáng thứ 7 hàng tuần. Em
nói: “Tuy hồi đó em cảm thấy việc đọc sách khá mất thời gian nhưng nếu không có
sự thúc đẩy của nhà trường thì em không bao giờ đọc các tác phẩm văn học như
"số đỏ","Chí Phèo", "mắt biếc",. Những câu chuyện đó em vẫn còn nhớ rất rõ, em
không hề hối hận khi đọc những tác phẩm nổi tiếng như vậy”. Với bộ môn lịch sử,
là bộ môn bắt buộc cho tất cả các khối. Nhưng để sinh động hoá các sự kiện lịch
sử, người thầy cần phải minh hoạ các sự kiện một cách “cuốn hút”. Em Quân tâm sự:
“Em từng hai lần tham gia Gameshow em yêu lịch sử. Em tham gia cho vui chứ em
cũng không giỏi lịch sử lắm. Mỗi lần thi em lại học về một sự kiện lịch sử khác
nhau và sau hai lần thi em hiểu hơn về lịch sử việt nam. Em rất thích hoạt động
này »
Và
như thế, có rất nhiều cơ hội và cũng có nhiều thách thức khi theo học ở nơi
đây. Thách thức lớn nhất đó là phải vượt qua hạn chế của bản thân. Em Hoàng
Thanh Trang đã tận dụng cơ hội để vượt qua giới hạn bản thân để một cách hiệu
quả. Sau khi đạt giải nhất cuộc thi Gameshow “Em yêu văn học”, em trả lời câu hỏi
của giáo viên văn : Nhờ đâu em có cảm xúc mạnh mẽ với văn chương như vậy? bằng
câu chuyện về một cô giáo nội trú. Em từ tốn nói: “Em nhớ lại vào năm mình học
lớp 6, lần đầu tiên bước vào lớp học với sự rụt rè, bỡ ngỡ và sự chào đón của
các bạn học cùng lớp. Tất cả mọi thứ đều rất xa lạ, nhưng điều em không ngờ đến
đó chính là, những thứ xa lạ đó bây giờ đều trở thành những kỉ niệm đẹp đối với
em. Lúc đó em rất nhút nhát, không dám nói chuyện với ai và cô chủ nhiệm năm ấy
-cô Hiếu, cô là người đã động viên em, nói chuyện với em và khuyên em hãy hoà
nhập cùng với các bạn, nhờ cô mà em đã trở nên hoạt bát rất nhiều cho đến tận
bây giờ. Cô ấy là người bạn lớn của em.” Kể từ đó em bỗng rung động với những
câu chuyện trong văn thơ, em yêu cô nên em thích luôn môn cô dạy. Sự đồng cảm của
những người thầy, người cô là động lực cho các em vượt qua chính mình. Việc vượt
qua chính mình còn giúp cho các em khám phá năng lực tiềm ẩn của bản thân. Em
Trang nói tiếp về giải thưởng của cuộc thi “Liên khúc các vũ điệu”. Một bộ môn
năng khiếu. Đôi khi năng khiếu phải chờ cơ hội mới bộc phát. Nơi em cũng vậy.
Em nói: “lần đầu tiên em thấy tự hào vì cuộc thi Liên khúc các vũ điệu của lớp
được vào thẳng chung kết, bạn biên đạo đã đổ rất nhiều mồ hôi, công sức để lớp
chăm chỉ luyện tập, em nhận ra mình rất yêu thích khiêu vũ hiện đại”. Cơ hội ở
trường rất nhiều, em muốn tranh thủ tận dụng để phát triển bản thân. Vì mỗi năm
trường tổ chức thêm nhiều câu lạc bộ rất bổ ích. Việc đặt chân vào vòng chung kết
tiếng Anh đã đem đến cho em một niềm tự hào lớn về bản thân. Em nói: “điều em
tâm đắc nhất đó là em đã được vào vòng chung kết của cuộc thi Hùng biện Tiếng
Anh năm nay, cô GVCN Thuận Anh là người rất nghiêm khắc trong việc học tập, cô
cũng là người truyền sự tự tin cho em để em có cơ hội được bước vào vòng chung
kết của cuộc thi này”. Có thể nói cơ hội không chỉ là những hoạt động mà còn là
những con người, những người thầy, người cô, mà các em gặp được.
Tác giả: Đoàn Thị Minh Diễm