Bạn biết gì về những Ngân Hàng "Không đồng" ở Việt Nam?

Ngân hàng Xây dựng - VNCB, Ngân hàng Đại Dương - Ocean Bank; Ngân hàng Dầu khí toàn cầu - GP Bank. Là những Ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng ở Việt Nam.


- Ngân hàng Xây dựng (VNCB) là Ngân Hàng đầu tiên bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng vào ngày 2/2/2015.
- Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là trường hợp thứ 2, vào ngày 25/4/2015.
- Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) là nhà băng thứ 3, mua lại ngày 7/7/2015.
 VNCB tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (TrustBank). Cuối năm 2012, khi Ngân Hàng này đã được liệt vào danh sách 9 trường hợp yếu kém, bị kiểm soát... lỗ lũy kế tại đây là lên tới 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, phần vốn chủ sở hữu âm tới hơn 24.000 tỷ và lỗ lũy kế 27.000 tỷ đồng.
- OceanBank: Cũng như VNCB, Ngân hàng Đại Dương bị âm vốn điều lệ và tự thân họ không thể bù đắp nổi để có được một mức vốn dương trên 0 đồng.
- Với GP Bank: Tính đến ngày 2/4/2015, tổng số lỗ lũy kế của ngân hàng cũng lên đến 12.280 tỷ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỷ đồng (vốn điều lệ của GP Bank là 3.018 tỷ đồng).
Cả ba ngân hàng trên do không thể khắc phục và bổ sung thêm vốn điều lệ theo quy định, Ngân hàng nhà nước đã mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông hiện hữu tại 3 nhà băng để chủ động trong việc tái cơ cấu, bảo đảm việc chi trả tiền gửi, ngăn ngừa sự lây lan yếu kém đến các ngân hàng khác.
- VNCB: Tháng 2/2015, Ngân hàng Xây Dựng bị mua lại 0 đồng. Đến tháng 3/2015, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định chuyển đổi Ngân hàng cổ phần Xây dựng sang mô hình ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Ocean Bank: Ngày 25/4/2015, Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông hiện hữu tại OceanBank và cũng chính thức chuyển đổi sang ngân hàng thương mại TNHH một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách của các cổ đông hiện hữu ngân hàng này. 
- GP Bank: Ngày 7/7/2015 mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông hiện hữu tại nhà băng với giá 0 đồng mỗi cổ phần và chuyển đổi GP Bank thành ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên Dầu khí Toàn cầu. Việc Ngân hàng Nhà nước trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của GP Bank, chấm dứt toàn bộ lợi ích và tư cách của các cổ đông hiện hữu.
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã chính thức thay nhận diện thương hiệu từ ngày 7/8/2015, với tên giao dịch mới là CB thay cho VNCB đã tồn tại trong hai năm. Logo của ngân hàng cũng được thiết kế lại, gồm hai chữ CB viết tắt từ tên tiếng Anh - "Construction Bank" và biểu tượng với họa tiết cách điệu ô vuông trong đồng tiền cổ.
- Vietcombank là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước giao hỗ trợ cho Ngân hàng Xây dựng tái cơ cấu. Theo đó, Vietcombank đã tham gia quản trị ngân hàng này, cắt cử cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành. Trong đó, Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuân giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng. Ông này cũng thôi nhiệm các chức vụ tại Vietcombank theo quy định, để tập trung cho cương vị mới. Đến nay, CBBank đã có mạng lưới 112 điểm giao dịch trên toàn quốc với nhân sự 1.500 người và vốn điều lệ 3.000 tỷ.
- VietinBank đã hỗ trợ 2 ngân hàng là Ocean Bank và GP Bank tái cơ cấu. Tại GP Bank, ngân hàng này đã cử Phó tổng giám đốc Phạm Huy Thông sang làm Tổng giám đốc, còn bà Trần Thị Lệ Nga trong Ban kiểm soát sang làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. 
Với Ocean Bank thì ông Đỗ Thanh Sơn - Giám đốc chi nhánh 11 TP HCM của VietinBank được cử sang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên OceanBank, thời hạn 5 năm. Ông Ngô Anh Tuấn - Phó trưởng phòng tín dụng và đầu tư VietinBank được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc.
(Theo báo điện tử vnexpress)


Bài liên quan

TIN TỨC 8348617448687115931

Post a Comment

emo-but-icon

Tin tức

Tin Hot

Gần đây

Comments

Text Widget

item